Hướng dẫn, chia sẽ, giao lưu tìm hiểu các phần mềm thiết kế đồ họa, tự học đồ họa: Coreldraw -Adobe Illustrator (AI), hướng dẫn tự học Adobe Photoshop, ...
Thiết kế, in ấn các sản phẩm: Nhận diện thương hiệu, bao bì các loại...
Thiết kế đồ họa là một học rất thịnh hành hiện nay. Hầu như trong tất cả các ngành nghề, ngành nào cũng cần đền máy tính, đến thiết kế từ việc: Thiết kế cho Marketing, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu.... Vì thế hiểu rõ về 2 hệ màu CMYK và RGB giúp chúng ta làm chủ được bản thiết kế, chọn về màu phù hợp với nhu cầu sử dụng, mang lại hiệu quả hơn trong công việc.
Những ai từng sử dụng qua các phần mềm sử lý ảnh chuyên nghiệp một chút đều có thể nhận thấy rằng, trong chỉnh sửa, các bức ảnh có thể được tách ra làm các kênh màu. Trong đó có 2 hệ màu khá quen thuộc mà người dùng thường gặp đó là RGB và CMYK.
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua một chút về cả hai hệ màu cơ bản này để biết thêm một file ảnh số được tạo thành ra sao, cách ứng dụng cũng như ưu nhược điểm của từng hệ.
Sự khác nhau giữa RGB và CMYK
Những màu sắc cơ bản Màu cơ bản là những kiến thức sơ đẳng nhất về hội họa bạn có thể được nghe ở các giờ học vẽ trong chương trình học phổ thông. Nó là những màu sắc mà khi kết hợp với nhau theo những tỉ lệ nhất định sẽ tạo ra một màu mới nằm trong dải ánh sáng nhìn thấy. RGB và CMYK là 2 hệ màu có các hệ thống màu cơ bản khác nhau: RGB là 3 màu cơ bản của ánh sáng thông thường còn CMYK là hệ thống màu cơ bản dành cho ngành in ấn. Hãy tìm hiểu và so sánh về 2 hệ màu cơ bản này và xem chúng làm việc như thế nào.
Hệ màu RGB là viết tắt của 3 màu cơ bản là Red, Green và Blue là ba màu chính của ánh sáng trắng sau khi được tách ra nhờ lăng kính. Những màu này khi kết hợp theo tỉ lệ nhất định sẽ tạo ra rất nhiều màu khác nhau trong dải ảnh sáng nhìn thấy, và khi kết hợp cả 3 màu lại với nhau với tỉ lệ 1 : 1 : 1 chúng ta sẽ được màu trắng. Bởi thế hầu hết các thiết bị điện tử sử dụng màu bằng cách phát quang như TV, màn hình máy tính, màn hình điện thoại… đều sử dụng RGB làm hệ màu chính. Và đó cũng là lý do mà các ảnh kỹ thuật số hiển thị trên máy tính đều sử dụng hệ RGB làm chuẩn.
Cyan, Magenta, Yellow và Keyline (CMYK)
Những cái tên ở trên có lẽ rất quen thuộc với bạn bởi hộp mực bạn mua cho máy in của mình hầu hết đều sử dụng hệ màu CMYK. Cyan, Magenta và Yellow được gọi là 3 màu cơ bản của máy in. Bạn có thể xem bức hình minh họa ở trên với hệ màu RGB sử dụng cho các thiết bị phát sáng và hệ CMYK sử dụng cho máy in với nền giấy trắng. Điều đặc biệt của 3 màu CMY là khi chúng kết hợp với nhau theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 lại cho ra màu đen, bởi vậy một số lại máy in có hộp mực sử dụng 3 màu CMY vẫn có thể tạo ra được đầy đủ màu sắc khi in trên giấy.
Vấn đề nằm ở chỗ, nếu một bức ảnh sử dụng nhiều đến màu đen, chắc chắn bạn sẽ phải tốn một lượng lớn mực của cả ba màu trên để có thể in xong bức tranh đen trắng đó. Bởi vậy các nhà thiết kế đã đưa thêm màu đen (Black) hay còn gọi là Keyline vào hệ thống 3 màu của máy in với mục đích tiết kiệm mực cho 3 màu cơ bản còn lại.
Chúng ta có thực sự cần cả 2 hệ màu cho ảnh số?
Chắc chắn câu trả lời là cần, bởi cả 2 loại file ảnh số sử dụng hệ màu RGB và CMYK đều có đặc điểm và các vấn đề riêng của nó.
Các file hệ RGB sẽ làm việc tốt với các thiết bị phát quang sử dụng ánh sáng trắng làm cơ sở. Vì thế hệ RGB được sử dụng cho các màu thể hiện trên màn hình máy tính cũng như các màu trong ngành thiết kế Web được chiếu qua các màn hình hay máy chiếu dùng ánh sáng.
Nhưng CMYK lại là hệ màu ưa thích của máy in, một nhà thiết kế ảnh số có thể chỉnh sửa với ảnh hệ màu RGB nhưng ảnh khi in ra trên các máy in sử dụng mực CMYK sẽ thể hiện các màu khác so với màu bạn thấy trên màn hình. Vì thế, các chương trình biên tập ảnh số ngày nay đều hỗ trợ cả 2 hệ màu này. Khi thiết kế bạn sẽ dùng hệ RGB nhưng khi in ảnh các chương trình biên tập ảnh sẽ tự động chuyển bức ảnh kết quả của bạn sang hệ CMYK và máy in